Thu quả ngọt từ sử dụng ô tô điện chạy dịch vụ
Trong đội hình phương tiện của nhiều doanh nghiệp dịch vụ vận tải, hay nhiều cá nhân chạy xe dịch vụ, xe điện dần được ưu tiên. Những thế mạnh của ô tô điện về vận hành như chi phí năng lượng, bảo dưỡng cũng như trải nghiệm tốt, giúp lợi nhuận từ việc khai thác xe điện trong dịch vụ vận tải tăng lên đáng kể.
Khởi nguồn từ GSM với hãng taxi thuần điện Xanh SM, không ít doanh nhiệp đã được truyền cảm hứng về mức độ hiệu quả của loại phương tiện này. Nhiều công ty dịch vụ vận tải đã thử nghiệm và bị thuyết phục bởi ưu điểm vượt trội của ô tô điện, đồng thời tiếp tục lên kế hoạch để mở rộng quy mô sử dụng xe điện và thay thế xe xăng.
Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp vận tải, chi phí vận hành bằng ô tô điện tối ưu hơn xe xăng từ ít nhất 30%. Với tần suất sử dụng cao, những mẫu xe chạy dịch vụ đòi hỏi bảo trì bảo dường thường xuyên và tốn không ít kinh phí vận hành. Song, nhờ kết cấu đơn giản, chi phí cho mỗi lần bảo dưỡng của xe điện thấp hơn từ khoảng gần 40% so với xe cùng phân khúc. Chưa kể, các mốc bảo dưỡng của xe điện cũng dài hơn so với xe xăng, giúp chi phí sử dụng thực tế của người dùng rất thấp.
Theo bà Phạm Thị Thuý - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Đồng Thuý, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Lado Taxi với dàn xe điện chạy dịch vụ số lượng lớn tại Việt Nam, sau hơn 2 năm sử dụng ô tô điện VinFast cho dịch vụ taxi, hiệu quả kinh doanh của Lado tăng lên đáng kể nhờ cắt giảm 32-37% chi phí vận hành. “Chúng tôi nhận được đánh giá tích cực từ khách hàng trong nước và du khách quốc tế bởi dàn xe điện hiện đại, êm ái và thân thiện môi trường. Đó là lý do chúng tôi quyết định đầu tư thêm để mở rộng đội xe điện, tiến tới thay thế 90% xe xăng cũ vào năm 2026", bà Thuý cho biết.
Bên cạnh Lado Taxi, khoảng 1 năm qua, nhiều doanh nghiệp cũng khai thác thử nghiệm hình thức kinh doanh vận tải bằng ô tô điện và đều ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội so với trước đây. Từ kết quả thực tế thu được, nhiều doanh nghiệp đã quyết định mở rộng đội xe điện, thay thế dần xe xăng đang sử dụng.
Những cú bắt tay vì giao thông xanh
Sau hơn 1 năm thử nghiệm ô tô điện cho dịch vụ taxi, ngày 4/5/2024, Én Vàng Taxi (Hải Phòng) đã ký kết thỏa thuận bổ sung 250 ô tô điện VinFast với GSM, qua đó nâng quy mô đội xe điện của thương hiệu này lên 400 chiếc. Hiện tại, 70% xe của Én Vàng là ô tô điện, hoạt động ở 6 quận, huyện tại Hải Phòng. Hãng đang hướng tới mục tiêu thay thế toàn bộ 100% đội xe từ xe xăng nhờ những ưu điểm của ô tô điện giúp hãng taxi này thu lại kết quả kinh doanh rất ấn tượng.
“Có những khách hàng thân thiết suốt cả thập kỷ đã đánh giá rất cao Én Vàng khi sử dụng ô tô điện. Họ ấn tượng với những chiếc xe xanh vì không phát thải, không tiếng ồn, do đó đã đặt dịch vụ cố định đưa đón chuyên gia, đối tác, người thân hàng ngày”, ông Nguyễn Văn Định, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Én Vàng Quốc tế chia sẻ.
Cũng theo lãnh đạo của Én Vàng taxi, các chi phí liên quan đến sửa chữa, bảo dưỡng của xe điện cũng rất tốt so với xe xăng do kết cấu đơn giản hơn. “Cùng chạy dịch vụ, tần suất bảo dưỡng của xe điện ít hơn so với xe xăng bởi các mốc bảo dưỡng của xe điện dài, đúng chất càng đi càng rẻ. Chúng tôi tiết kiệm chi phí từ 20-30% so với sử dụng xe xăng, nhờ đó lợi nhuận của thương hiệu tăng lên đáng kể trong thời gian qua”, ông Định nhận xét.
Một ví dụ khác là Taxi Xanh Tây Bắc. Từ tháng 6/2023, nhận thấy những ưu điểm vượt trội của ô tô điện VinFast so với các dòng xe xăng truyền thống, đội ngũ lãnh đạo Xanh Tây Bắc đã có một quyết định đột phá khi khai trương dịch vụ taxi điện đầu tiên tại Sơn La, với dàn ô tô điện VinFast hoàn toàn mới.
Kết quả kinh doanh tăng trưởng theo từng tháng, cũng như sự đón nhận nồng nhiệt của khách hàng là yếu tố khiến Xanh Tây Bắc quyết định đầu tư thêm dàn xe điện thông qua hợp tác với GSM. Cụ thể, ngày 3/5/2024, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Di chuyển Xanh Tây Bắc đã có buổi ký kết thoả thuận hợp tác với GSM, qua đó doanh nghiệp bổ sung thêm 300 ô tô điện VinFast trong vòng 2 năm tới. Trong đó, 25 chiếc VF 5 Plus đầu tiên trong lô xe này được GSM bàn giao cho Xanh Tây Bắc ngay trong tháng 5.
“Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ các dòng xe điện VinFast, đồng thời đứng từ góc nhìn của người tiêu dùng khi quyết định chọn ô tô điện để kinh doanh taxi. Những chiếc xe không mùi xăng dầu, vận hành êm ái của VinFast đã góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của thương hiệu và được khách hàng đón nhận. Nhờ đó, kết quả kinh doanh của chúng tôi suốt một năm qua cũng rất khả quan”, ông Phạm Tuấn Đạt - Phó Giám đốc Taxi Xanh Tây Bắc cho biết.
Như vậy, sau hơn 1 năm gia nhập thị trường, GSM đã dẫn dắt “làn sóng” giao thông xanh, đẩy mạnh phổ cập taxi điện hơn 50 tỉnh, thành phố, với hơn 56.000 xe điện Xanh SM và 10.000 xe điện của đối tác. Hiện tại, GSM đã hợp tác với 33 đơn vị kinh doanh vận tải trên cả nước hợp tác để mở rộng mạng lưới đến nhiều địa phương, tạo nên sự thay đổi trong thói quen của người dùng. GSM đang dần khẳng định vị thế của một doanh nghiệp tiên phong, không chỉ định hình ngành vận tải xanh tại Việt Nam mà còn truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp vận tải khác cùng nhau hợp lực vì một tương lai xanh, bền vững.
Khách hàng có thể đặt xe qua ứng dụng Xanh SM - nền tảng đặt taxi điện nhanh chóng, tiện lợi thông qua điện thoại thông minh, giúp khách hàng biết trước quãng đường, cước phí chuyến đi, dễ dàng liên hệ với tài xế và sử dụng nhiều mã ưu đãi hấp dẫn; hoặc gọi xe qua tổng đài 1900 2088 và vẫy xe có đèn sáng xanh trên đường tương tự taxi truyền thống.
Với taxi Xanh Tây Bắc tại Sơn La, khách hàng có thể gọi xe qua tổng đài 1900 9124, và dự kiến tính năng gọi xe của hãng này cũng sẽ tích hợp trên ứng dụng Xanh SM từ cuối năm 2024.
Khách hàng tại Hải Phòng có thể sử dụng dịch vụ taxi Én Vàng bằng cách gọi tổng đài 02253 777 999, vẫy xe trên đường hoặc đặt xe qua ứng dụng Xanh SM từ tháng 6/2024.
Link nội dung: https://diendanthuongmai.net/cac-doanh-nghiep-van-tai-hop-luc-vi-tuong-lai-xanh-a120174.html